Triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
Ngày 17/6, UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch số 449/KH-UBND về triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đến năm 2030.
Đào
tạo và phát triển kỹ năng mềm nhằm trang
bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh
viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình làm việc, nghiên
cứu, học tập; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề,
từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động trong và ngoài
nước, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo về đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận
lợi cho thanh niên và học sinh, sinh viên có cơ hội được phát triển kỹ năng mềm
và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Góp phần thực hiện hiệu quả các Kế hoạch
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Kế hoạch được triển khai tại
các địa phương, các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề
nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch
áp dụng đối với các thanh niên, học sinh, sinh
viên đang học chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp. Cán bộ quản lý, nhà
giáo đang làm việc và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
UBND
tỉnh yêu cầu việc triển khai Kế hoạch được tổ chức bằng nhiều hình thức, phong
phú, đa dạng tại các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; đảm
bảo hiệu quả, tránh lãng phí, hình
thức và có tác động mạnh mẽ đến học sinh, sinh
viên. Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng
trên các phương tiện thông tin đại chúng
về mục đích, ý nghĩa của Quyết định số 123/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng
Bộ LĐTB&XH và những chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể của Kế hoạch đến tất cả
thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý và nhà giáo giảng
dạy trong các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh.
Mục tiêu cụ thể được xác định: 100%
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên. Xây
dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà
giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 200
lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo,
chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng,
100% các trường trung cấp, 80% các trung
tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học
sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Hình
thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
Để đạt được các mục tiêu
trên, UBND tỉnh đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của
thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và các cơ
quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học
sinh, sinh viên. Xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo,
thanh niên, học sinh và sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm. Nghiên cứu mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động đào
tạo và phát triển kỹ năng mềm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
Kế hoạch.
Trong đó, xây dựng hệ thống phần
mềm hướng nghiệp cho đối tượng học sinh THCS, THPT tích hợp hệ thống sàn
giao dịch việc làm và Cổng thông tin điện tử của các địa phương với các tính
năng, yêu cầu cơ bản cho phép doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng, học viên tìm
việc, hỗ trợ tạo cầu nối cho doanh nghiệp, học viên và cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng
khung chương trình, giáo trình, tài liệu, tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, tổ chức kiểm
tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc triển khai Kế hoạch nhằm thống kê dữ
liệu, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo và phát triển kỹ
năng mềm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hướng dẫn các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp thực hiện việc tự kiểm tra hoạt động đào tạo và phát triển
kỹ năng mềm. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch.
Kim Oanh
(T/h)