image banner

image advertisement image advertisement

Tiếp tục rà soát, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch các địa phương

Tại Công văn số 5152/UBND-KT ngày 20/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 143/TB-BCT ngày 04/6/2024 của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại Hội Nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vục phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2024, góp phần quan trọng hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025 và thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của toàn ngành Công Thương, tại Thông báo số 143/TB-BCT, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị các địa phương, đặc biệt là các Sở Công Thương quan tâm triển khai, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, nhất là các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết của Chính Phủ và Chương trình hành động của ngành Công thương để trin khai thực hiện hiệu quả, quyết liệt. Tập trung triển khai Đề án cơ cấu lại ngành Công thương đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Tiếp tục rà soát, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch các địa phương, nhất là quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản... để đảm bảo tính đồng bộ tạo ra dư địa và xung lực mới cho các địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường thực hiện nghiêm ngặt công tác an toàn lao động trong sản xuất, lưu thông, phòng chống cháy nổ trong ngành Công Thương; thường xuyên giám sát kiểm tra tại địa bàn, cơ sở nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố mất an toàn, cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số giúp doanh nghiệp từng bước thiết lập hệ thống sản xuất - kinh doanh có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thúc đẩy hạ tầng dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan quản lý địa phương, cũng như doanh nghiệp trong phát triển thương mại điện tử. Chú trọng chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu suất lao động toàn ngành. Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... trên kênh truyền thống và kênh thương mại điện tử. Rà soát, sắp xếp lại, cố gắng tạo điều kiện để thương hiệu Việt khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực bán lẻ, nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt, đạt được mục tiêu của hội nhập.

Các tỉnh, thành chủ động cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu. Giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Chú trọng thực hiện tốt cung ứng xăng du, điện cho sản xuất và đời sống với phương châm trong bất kỳ tình huống nào cũng không để xảy ra đứt gãy nguồn cung. Tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp bám sát tín hiệu thị trường, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại Tự do (FTA), triển khai hiệu quả Đề án xuất khẩu chính ngạch đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Chuyển mạnh và dứt điểm từ tiểu ngạch sang chính ngạch, gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt.

Mặt khác, khẩn trương tập hợp kiến nghị đề xuất từ các doanh nghiệp, người sản xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện hữu. Đồng thời, đề xuất để đưa ra các cơ chế chính sách tạo đột phá, giải phóng nguồn lực trong xã hội, giải phóng nguồn lực trong các địa phương. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nội địa, hình thành phát triển mô hình nhà máy thông minh, phát triển công nghiệp xanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và theo hướng bền vững. Trong bối cảnh thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và công khai minh bạch nền hành chính, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với mục tiêu hướng đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp...

 T.H (tổng hợp)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image