Tăng cường giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu
vực, địa điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tổng rà soát, tăng cường công
tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh và thực hiện Kế hoạch số 135/KH-BCA-V01 ngày 01/3/2025
của Bộ Công an, ngày 15/4/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2994/UBND-NC về
việc tăng cường giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường, xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã xác
định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên
tục, lâu dài. Phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động tham mưu,
phối hợp với các ngành chức năng, lực lượng chuyên trách triển khai quyết liệt
các mặt công tác giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa bàn ô nhiễm
nghiêm trọng trên địa bàn, phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường. Tập trung phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an
các cấp tiến hành tổng rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và
tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện có
hiệu quả đợt cao điểm tổng rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật
và giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm
Tại Công văn này, UBND tỉnh giao Công an
tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm tổng rà soát,
đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và giải quyết các cơ sở gây ô
nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm,
khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hành vi phạm tội, vi phạm
pháp luật gây ô nhiễm môi trường và các hành vi có liên quan.
Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức tổng kiểm tra,
điều tra, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của các tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm môi trường theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy
định của pháp luật. Điều tra sâu, xác minh kỹ để phát hiện tội phạm về môi
trường và các tội phạm khác có liên quan, tiến hành các biện pháp xử lý hình sự
nghiêm minh, không áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính thay thế cho xử lý
hình sự với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, xem xét xử lý toàn diện,
triệt để mọi hành vi vi phạm pháp luật; chọn điểm đột phá đấu tranh, xử lý để “răn
đe, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá các cơ sở gây
ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, tham mưu Chủ
tịch UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các địa phương kiểm tra, xử lý toàn
diện các lĩnh vực về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai,
thuế và các lĩnh vực liên quan.
Phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan,
các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng
đồng, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khắc phục
những tồn tại, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; theo dõi, giám sát, việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau
kiểm tra.
Sở Nông nghiệp
và Môi trường chủ động phối
hợp với Công an tỉnh để kết nối, chia sẻ dữ liệu quan trắc và cảnh báo môi
trường, phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi
trường. Tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh
doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do ngành Nông nghiệp và Môi trường quản
lý; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kiểm định, quan trắc môi
trường, dịch vụ xử lý chất thải hoạt động trên địa bàn tỉnh…
Sở Xây dựng làm tốt công tác kiểm định, xác nhận các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện
hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô
nhiễm không khí.
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện
đúng quy định của pháp luật về công tác thu gom, xử lý chất thải, đảm bảo yêu cầu trước
khi xả ra môi trường; tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện
thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định; quản lý các
chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên
địa bàn.
Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch chỉ đạo các
cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
về các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các chế tài xử lý, kết quả
phát hiện, bắt giữ, xử lý của lực lượng Công an… để người dân nắm được và thực
hiện nghiêm túc.
Ban Quản lý Khu
kinh tế Đông Nam thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban Quản lý Khu kinh tế
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Chỉ đạo các cơ sở sản
xuất, kinh doanh tại các Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện
đúng quy định về công tác bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh cũng đề
nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ
động phối hợp với Công an tỉnh nghiên cứu, triển khai mô hình “môi trường sạch” tại các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích
cực tham gia công tác bảo vệ môi trường; chủ động phát hiện, tố giác, phản ánh
các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Xác
định việc rà soát, thống kê các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm
môi trường là nhiệm vụ thường xuyên
UBND tỉnh giao UBND
các huyện, thành phố, thị xã chỉ
đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi
trường; phối hợp với lực lượng Công an trong việc rà soát, đánh giá, phân loại,
lập danh sách, giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường theo quy định. Trong đó, phải xác định việc rà soát, thống kê các cơ sở
gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ thường xuyên.
Đồng thời tổ chức phát động phong trào
toàn dân tham gia tố giác tội phạm, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các khu vực, địa
điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, qua đó, kịp thời nắm tình hình để giải
quyết kịp thời, tránh hậu quả xảy ra.
Các địa phương chỉ đạo UBND các xã,
phường, thị trấn tiến hành thành lập Tổ công tác phối hợp Công an cấp xã thống
kê, rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa
điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo
cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý dứt điểm, không để tình trạng xảy ra kéo
dài. Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, cung cấp
thông tin các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, khu vực, địa điểm ô nhiễm nghiêm
trọng để giải quyết kịp thời…
Kim
Oanh (T/h)