image banner

image advertisement image advertisement

Kế hoạch chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên địa bàn tỉnh

Ngày 21/6, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 477/KH-UBND về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ.

Kế hoạch được ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành hệ thống điện quốc gia; tập trung nguồn lực quản lý, vận hành hệ thống điện một cách thống nhất, hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện; góp phần thực hiện mục tiêu tái cấu trúc ngành điện theo hướng tập trung, hiệu quả. Tăng cường khả năng quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống điện.

UBND tỉnh yêu cầu quá trình chuyển giao phải thực hiện theo đúng quy trình quy định tại Nghị định số 02/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý, vận hành và phát triển các công trình điện đã được chuyển giao.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 733 danh mục thuộc đối tượng tiếp nhận với 449,59 km ĐZ trung thế, 637,08 km ĐZ hạ thế, 732 TBA có tổng công suất là 225.480 kWh, trong đó: Tài sản điện thuộc lực lượng vũ trang đang quản lý là 80 công trình; tài sản điện thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương quản lý là 299 công trình; các khu đô thị, khu tái định cư, khu phân lô bán nền nguồn ngân sách nhà nước là 144 công trình; các tài sản điện khác được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước là 92 công trình; tài sản ngoài ngân sách nhà nước liên quan đến bán điện cho dân là 118 công trình. 

Dự kiến, lộ trình chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện từ năm 2024 đến năm 2029, cụ thể như sau: Năm 2024, 60 công trình; năm 2025, 130 công trình; năm 2026, 130 công trình; năm 2027, 140 công trình; năm 2028, 140 công trình; năm 2029, 140 công trình và các công trình phát sinh (nếu có). 

Trước ngày 15/12 hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện, Công ty Điện lực Nghệ An đề xuất kế hoạch tiếp nhận năm sau, gửi Sở Công Thương xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. 

Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều trạm biến áp chuyên dùng phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu bàn giao, Công ty Điện lực Nghệ An sẽ rà soát và chỉ thực hiện tiếp nhận những trạm có thể mở rộng để cấp điện phục vụ nhân dân theo đúng quy định. Bên giao công trình điện có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định. 

Trường hợp có hồ sơ đất, hai bên giao, nhận công trình điện phối hợp lập bản vẽ mặt bằng công trình điện cùng thống nhất, đồng thời có xác nhận của chính quyền địa phương. Trường hợp không có hồ sơ đất, bên giao công trình điện làm thủ tục cấp đất, cho thuê đất và hai bên phối hợp lập bản vẽ mặt bằng công trình điện cùng thống nhất, đồng thời có xác nhận của chính quyền địa phương. 

Bên giao công trình điện có trách nhiệm thực hiện thủ tục tự nguyện trả lại đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện bàn giao theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà nước thực hiện thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất cho bên nhận công trình điện theo quy định của pháp luật về đất đai. Bên nhận công trình điện có trách nhiệm nộp tiền thuê đất theo quy định. 

Kim Oanh (T/h)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image