Các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 – 2020 đều đạt và vượt

Nghệ An là tỉnh đầu tiên và là một trong số ít tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về khoa học công nghệ (KH&CN). Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/12/2016 về phát triển KH&CN, đến nay, các mục tiêu đặt ra đều đạt hoặc vượt, điển hình như: Chỉ số TFP vượt 20%; số đối tượng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp vượt 93%; nguồn kinh phí xã hội hóa cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN ngoài ngân sách nhà nước vượt 15%. Kết quả thực hiện Nghị quyết đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. 

Hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án KH&CN đạt 86,19%, cao hơn bình quân cả nước

Sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TU ban hành, việc tổ chức quán triệt và triển khai được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, rộng khắp và thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất hành động đến cán bộ, đảng viên. Việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị là yếu tố góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa. Đổi mới trong việc triển khai hoạt động KH&CN ở các ngành, các huyện thông qua tổ chức làm việc để xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển KH&CN một cách đồng bộ.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN của tỉnh ưu tiên 6 lĩnh vực KH&CN trọng điểm là nông nghiệp, khoa học xã hội và nhân văn, y dược, phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị, công nghệ thông tin, môi trường với 146 đề tài, dự án cấp tỉnh, cấp quốc gia; gần 850 đề tài cấp cơ sở triển khai tại các trường, các ngành và 1.475 mô hình ứng dụng KH&CN tại các huyện đã và đang được triển khai giai đoạn 2017-2023. Trong đó tập trung tác động KH&CN theo chuỗi giá trị các sản phẩm; giảm số lượng các đề tài, dự án, nâng cao chất lượng, tăng quy mô; sàng lọc và ưu tiên các dự án ứng dụng và có sản phẩm cụ thể. Hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án đạt 86,19%, cao hơn bình quân cả nước (khoảng 68%).  

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất đạt mức trung bình tiên tiến, trong đó trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đạt mức khá. Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Giai đoạn 2017 – 2023, tỉnh đã hỗ trợ cho 13 doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN với tổng số tiền 7,716 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo ra các sản phẩm mới, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng, quảng bá thương hiệu, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Đến nay, hệ thống doanh nghiệp KH&CN của tỉnh có 15 doanh nghiệp, có 5 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, 01 doanh nghiệp do Bộ NN&PTNT công nhận ứng dụng công nghệ cao. Các doanh nghiệp KH&CN tổ chức triển khai hiệu quả các dự án sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ kết quả KH&CN; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật; hoàn thiện, đổi mới công nghệ, thiết bị phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Đến hết năm 2023, Nghệ An có 1.933 đối tượng được bảo hộ, trong đó có 1.806 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, 87 kiểu dáng, 28 giải pháp hữu ích và 12 sáng chế. Thiết lập trạm khai thác thông tin dịch vụ SHCN - Trạm IPPlatform  phục vụ quản lý việc đăng ký SHTT của tỉnh tại địa chỉ:  http://dashboard.ipplatform.gov.vn:9999. Bên cạnh đó, tỉnh đã bảo tồn được 30 nguồn gen, trong đó có 6 nguồn gen cấp Quốc gia, gồm 5 nguồn gen động vật và 1 nguồn gen cây dược liệu. Xác định thêm 8 nguồn gen để đề nghị đưa vào danh sách bảo tồn, gồm 4 nguồn gen động vật, 3 nguồn gen cây dược liệu và 1 nguồn gen cây ăn quả là hồng Nghi Ân...

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tỉnh được hình thành và phát triển khá vững chắc; phong trào khởi nghiệp sáng tạo phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Thành phố Vinh đang được xây dựng trở thành trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời các huyện bắt đầu khởi động các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo, góp phần tác động lan tỏa trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Điểm kết nối cung cầu công nghệ vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Từ tháng 7/2017 đến nay đã tổ chức được 72 phiên kết nối cung cầu giữa các nhà khoa học trong nước với các doanh nghiệp, địa phương và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin và đổi mới công nghệ của tỉnh. Thông qua các hoạt động kết nối đã ký kết được 42 hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung ứng thiết bị cho doanh nghiệp Nghệ An với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng. Thực hiện chương trình 100 sản phẩm hàng hóa có tác động của KH&CN trên địa bàn tỉnh gắn với thương hiệu Nghệ An...

Tập trung nguồn lực để tác động KH&CN theo chuỗi cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh

Thời gian tới, tỉnh xác định việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, gắn KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Nghệ An thành trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung Bộ, trọng tâm là ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN cao. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ. Tái cơ cấu hệ thống tổ chức KH&CN phù hợp với chiến lược phát triển KH&CN quốc gia và các lĩnh vực KH&CN trọng điểm của tỉnh. 

Đồng thời, tăng cường nguồn lực cho KH&CN và đổi mới sáng tạo cả về tài chính cũng như con người. Phát huy nguồn lực con người và văn hóa xứ Nghệ, kết nối để tranh thủ nguồn lực con người xứ Nghệ tại chỗ cũng như mọi miền đất nước và trên thế giới. Thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư cho KH&CN. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đổi mới quản lý nhà nước về KH&CN đáp ứng bối cảnh mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo. Thực hiện hoạt động KH&CN theo hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tập trung nguồn lực để tác động KH&CN theo chuỗi cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN tiếp tục được ưu tiên cho 6 lĩnh vực trọng điểm: Nông nghiệp; Khoa học xã hội và nhân văn; Y dược; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị; Công nghiệp 4.0; Môi trường và biến đổi khí hậu.

Đối với các vùng trọng điểm của tỉnh, ngoài việc phát triển thành phố Vinh thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh xác định phát triển vùng Quỳnh Lưu - Hoàng Mai gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An: Quy hoạch đô thị Hoàng Mai theo định hướng phát triển Đô thị dọc sông hướng biển hiện đại; phát triển các ngành có lợi thế: Kinh tế biển, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ logistics.

Cùng với đó, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng miền Tây Nghệ An. Trong đó, lập quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường mòn Hồ Chí Minh. Phát triển kinh tế vùng dựa trên tài nguyên rừng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng Bắc Trung Bộ; hình thành các sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh, đặc sản. Xây dựng đề án/chương trình phát triển dược liệu Nghệ An. Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc. Hình thành khu kinh tế cửa khẩu. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng Miền Tây. Mở rộng hợp tác với Lào và Thái Lan là một hướng ưu tiên...

Kim Oanh (tổng hợp)

Nguồn: Báo cáo số 356/BC-UBND ngày 10/5 về việc tổng kết Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
© Cổng TTĐT Nghệ An
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập