Trung tâm điều hành thông minh sẽ từng bước truyền tải, kết nối số liệu tới các phòng họp trực tuyến của tỉnh
Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Lê Ngọc Hoa tại cuộc họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện Trung tâm
điều hành thông minh tỉnh Nghệ An vào chiều nay (7/10). Tham dự cuộc họp có đại
diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Quang
cảnh cuộc họp
Phó
Giám đốc Sở TT&TT Phan Nguyên Hào báo cáo kết quả quản trị, vận hành hệ thống
giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh 9 tháng đầu năm 2021
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) được xây dựng, hình
thành, đưa vào hoạt động nhằm trở thành
“bộ não” tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động của tỉnh thông qua
việc thu thập, phân tích, chuẩn hóa dữ liệu; đồng thời phục vụ đắc lực cho công
tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các đơn vị, địa phương.
Hiện nay đã có 9 phân hệ đang triển khai trong hệ thống IOC
gồm: Kinh tế - xã hội; Hành chính công; Hệ thống quản lý văn bản điện tử; Hệ
thống điều hành Y tế; Hệ thống điều hành Giáo dục; Hệ thống Quản lý phản ánh và
tương tác trực tuyến; Hệ thống Du lịch; Hệ thống giám sát An toàn thông tin;
Giám sát An ninh trật tự và An toàn giao thông.
Trong 9 tháng đầu năm, phân hệ Hệ thống quản lý văn bản và
điều hành đã tiếp nhận 5.238.802 văn bản đến, 791/903 văn bản đi; 509.345 văn
bản đi gửi trên trục liên thông, 256.177 văn bản đi có ký số. Phân hệ Hành
chính công tiếp nhận 283.175 hồ sơ. Phân hệ điều hành Y tế cập nhật 1.260.513
hồ sơ.
Ngày 3/12/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
694/KH-UBND về triển khai Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2020 – 2022 trong đó có nhiệm vụ triển khai các dịch vụ kết nối
đến IOC và ban hành Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 về Quy chế quản
lý, vận hành và sử dụng Hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Nghệ
An. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các đơn vị được
phân công chủ trì triển khai các nội dung trong kế hoạch trên nên Trung tâm IOC
chưa thật sự phát huy hiệu quả hoạt động; các cơ quan liên quan chưa thực sự
quan tâm và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế. Các sở, ngành, điạ
phương chưa thực sự tham gia vận hành, cung cấp dữ liệu cho IOC. Thực tế dữ
liệu đang rời rạc tại các ngành, địa phương nên chưa tạo được dòng chảy dữ liệu
trên IOC, chưa phát huy được vai trò của IOC trong việc phục vụ lãnh đạo chính
quyền. Dữ liệu một số lĩnh vực đang được cập nhật một cách thủ công và chưa
được cập nhật thường xuyên. Các chức năng hệ thống IOC chưa hoàn thiện. Các hệ
thống phần mềm quản lý, tổng hợp, thống kê chuyên ngành chưa được xây dựng hoặc
chưa có cơ chế để chia sẻ, tích hợp vào IOC của tỉnh.
Bên cạnh đó, hiện chưa xây dựng được các bộ tiêu chí, bộ chỉ
số giám sát cho từng lĩnh vực gắn với nhu cầu của lãnh đạo. Nhiều thông tin,
chỉ số được hiện thị trên IOC nhưng chưa chú trọng vào các vấn đề nóng, có tính
thời sự và cần thúc đẩy mà lãnh đạo quan tâm dẫn đến việc thông tin quan trọng
bị lẫn vào thông tin không quan trọng nên không thấy sự nổi bật.
Đồng
chí Trần Minh Tuệ - Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị cần kiểm tra rà soát lại hệ
thống dữ liệu điều hành Y tế để đồng bộ dữ liệu
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở, ngành đánh giá việc
triển khai Trung tâm điều hành thông minh tỉnh nhằm cập nhật thông tin của các
hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các
cấp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cần
kiểm tra rà soát lại hệ thống dữ liệu điều hành Y tế để đồng bộ dữ liệu; cần đưa
hệ thống camera giám sát dịch tại các khu dân cư, phản ánh trực tuyến người dân
trên hệ thống; thông qua hệ thống camera giám sát đô thị thông minh sẽ giúp phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn giao thông...
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Hoa phát biểu
Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND
tỉnh đánh giá việc đưa Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh vào hoạt động
nhằm phục vụ cho công tác nắm bắt, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh cho lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành. Đây
sẽ
là nền tảng để dần hoàn thiện, hướng tới mục
tiêu giám sát tất cả hoạt động trên các lĩnh vực quan trọng của địa phương, vì
vậy, đề nghị các đơn vị phối hợp tiếp tục hoàn thiện các chức năng của hệ thống
Trung tâm điều hành thông minh.
“Trong thời gian qua, Cổng
COVID-19 tỉnh chính thức đi vào hoạt động sau 2 tuần có ý tưởng là minh chứng
cho sự lãnh đạo đồng bộ, triển khai quyết liệt của lãnh đạo tỉnh về sử dụng các
nền tảng công nghệ nhằm phục vụ cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền.” –
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đại biểu nghiên cứu góp ý
vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ
cho thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai Trung tâm điều hành thông
minh tỉnh Nghệ An để UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động và phân công vai trò,
trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Trước mắt, từ tháng 11, Trung tâm điều
hành thông minh sẽ từng bước triển khai việc truyền tải, kết nối số liệu tới
các phòng họp trực tuyến của tỉnh.
Kim Oanh