image banner

image advertisement

1. Vị trí, điều kiện tự nhiên của Biển Đông?

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 30 vĩ Bắc đến 26o Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì liên tục trong vòng 15 - 20 năm tới.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượngdầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.