Công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021
Sáng
27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đã công bố Báo cáo
thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021.
Theo kết quả, Quảng Ninh dẫn dầu PCI 2021 với
số điểm 73,02. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh đứng đầu về Chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Sau Quảng Ninh, các vị trí còn lại trong Top 10 PCI 2021 lần lượt là:
Hải Phòng (70,61 điểm); Đồng Tháp (70,53 điểm); Đà Nẵng (70,42 điểm);
Vĩnh Phúc (69,69 điểm); Bình Dương (69,61 điểm); Bắc Ninh (69,45 điểm);
Thừa Thiên Huế (69,24 điểm); Bà Rịa - Vũng Tàu (69,03 điểm); Hà Nội
(68,6 điểm).
Cao Bằng đứng cuối cùng tại PCI 2021 với số điểm 56,29 điểm. Đứng thứ
2 từ dưới lên là Hòa Bình với 57,16 điểm; tiếp theo là Kon Tum (58,95
điểm)…
Tỉnh Bạc Liêu, địa phương đứng cuối cùng trong PCI 2020, tại PCI 2021 đã vươn lên vị trí thứ 55 với 61,25 điểm.
Theo bảng xếp hạng PCI 2021, tỉnh Nghệ An đạt 64.74 điểm, xếp thứ 30/63 tỉnh, thành trong cả nước, thuộc nhóm khá.
Kết quả đánh giá Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh năm 2021.
Báo cáo PCI 2021 là ấn phẩm thường niên năm thứ 17 liên tiếp do VCCI
xây dựng và phát triển với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID) nhằm đánh giá môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành
kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Cùng với kết quả chỉ số xếp hạng các tỉnh, thành phố thường niên, báo
cáo phân tích những chuyển động của môi trường kinh doanh Việt Nam năm
2021, các lĩnh vực cải thiện và những kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp
đối với chính quyền các cấp nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận
lợi.
Báo cáo PCI 2021 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ
11.312 doanh nghiệp. Trong đó có trên 10.127 doanh nghiệp tư nhân đang
hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đang hoạt động tại 22 địa phương.
Vị trí của tỉnh thành trong PCI 2021 có thang điểm 100 và
tiếp tục được đánh giá trên 10 chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị
trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh
bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động của
chính quyền địa phương; Môi trường cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
|
Nguồn: Chinhphu.vn(28/4/2022)