15/01/2024
Thực hiện hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Tại Công văn số 126/UBND-VX ngày 5/1, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long giao Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công thương
và UBND các huyện, thành, thị căn cứ chức năng, nhiệm vụ phổ biến và tổ chức
thực hiện hiệu quả Thông tư số 29/2023/TT-BYT ngày 30/12/2023 của Bộ Y tế về
việc hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng
trên nhãn thực phẩm.
Thông
tư số 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng,
giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản
xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam. Thông tư này áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm; các cơ
quan quản lý nước nhà nước về an toàn thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên
nhãn thực phẩm.
Thông
tư này cũng quy định việc không điều chỉnh đối với nguyên liệu, thực phẩm sau
đây: Nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm cả
đá thực phẩm; thực phẩm có một thành phần nguyên liệu duy nhất; nước khoáng
thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc
hương liệu); muối thực phẩm, muối tinh; giấm ăn và các chất thay thế cho giấm
bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu; hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm; men (enzym) thực phẩm; chè, cà phê không chứa thành phần bổ sung
khác trừ phẩm màu, hương liệu; thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đồ uống có cồn...
Chậm
nhất đến ngày 31/12/2025, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải
thực hiện việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng theo quy định. Từ
ngày 01/01/2026, các tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và
sử dụng nhãn không đúng theo quy định tại Thông tư này.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.
Kim Oanh (tổng hợp)