Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội trợ giúp trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần và trẻ em mồ côi
Ngày 26/2,
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND thực hiện Chương trình Chăm sóc
sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024 -2030 trên địa
bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực hiện
Kế hoạch phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả; huy động được sự tham gia của các
tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội cùng chung tay trợ giúp trẻ em có vấn đề
về sức khỏe tâm thần và trẻ em mồ côi. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và chính
quyền các cấp tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, tạo
điều kiện cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi tiếp cận, thụ
hưởng các chính sách.
Đa dạng các
hình thức trợ giúp trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần và trẻ em mồ côi
UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành, địa phương triển khai
thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác trẻ em
nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi
nói riêng với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt; chú trọng các chính
sách, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng tập
trung, làng trẻ em SOS. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, pháp luật về
trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế, phục hồi chức năng cho trẻ em có vấn
đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi; thực hiện chính sách ưu đãi đối với
giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm
thần…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các đường
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo
vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. Tiếp tục
đổi mới hoạt động truyền thông, đa dạng sản phẩm và hình thức truyền thông,
giáo dục, vận động người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã
hội.
Xây dựng, nhân bản tài liệu và tổ chức đào tạo bồi
dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, người trực
tiếp chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giáo viên, nhân viên phục vụ về các vấn đề sức
khỏe tâm thần ở trẻ em, các phương pháp phòng ngừa, giải quyết vấn đề và nghiệp
vụ chăm sóc, làm việc với trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi.
Triển khai
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ
Tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phòng ngừa và phát hiện
sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; củng cố công tác chăm sóc sức khỏe
tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Triển khai giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh;
thực hiện chính sách về giáo dục đối với trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần,
bảo đảm phổ cập giáo dục đối với trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em
mồ côi. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm lý học đường trong các trường học; phát
triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông; thực hiện
chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ em
có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần trong trường học; thực hiện tiêu chuẩn, tiêu chí các cơ sở cung cấp dịch
vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý, trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ có vấn đề về sức
khỏe tâm thần; phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường
học. Phối hợp với gia đình trong quá trình hỗ trợ, tư vấn, trị liệu cho trẻ có
vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi.
Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh
kế. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhân viên tổ chức hướng nghiệp, lao
động trị liệu, hỗ trợ sinh kế cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ
côi. Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn tham vấn cho
trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các
cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng;
xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm
sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi…
Tăng
cường phối hợp liên ngành, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. Tăng
cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình Chăm sóc sức
khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường
vận động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phối hợp, hợp
tác với các tổ chức quốc tế để chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ
em mồ côi.
UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ
trì tham mưu, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Chương
trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn
2024-2030 trên đia bàn tỉnh; tham mưu tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Kế
hoạch theo giai đoạn vào năm 2025 và những năm tiếp theo. Các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện theo quy định, lồng ghép các nội dung được giao.
Tại Kế
hoạch, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu: Hằng năm ít nhất 80% trẻ em có vấn đề về
sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp
cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường
học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch
vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. Phấn đấu 100% trẻ em được chăm sóc thay
thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích,
được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở
trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
|
PT (tổng hợp)