1. Sản xuất nông nghiệp
a.
Trồng trọt:
Tổng
diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2020 ước đạt 187.210,9 ha,
giảm 1,96% (-3.734,8 ha) so với cùng vụ năm 2019, cụ thể một số cây trồng chính
như sau:
Cây
lương thực gieo trồng ước đạt 127.319,2 ha, giảm 1,21% (-1.555,5 ha) so với
cùng kỳ năm 2019. Năm nay, năng suất lúa và ngô tăng nên sản lượng cây lương
thực ước đạt 791.703 tấn, tăng 0,42% (+3.322,7 tấn) tình hình cụ thể như sau:
Tổng
diện tích lúa gieo trồng ước đạt 92.252,4 ha, giảm 0,15% (-139,2 ha) so cùng
kỳ, trong đó vùng đồng bằng 61.129,1 ha, chiếm 66,26% tổng diện tích lúa; vùng
núi thấp 23.509,2 ha, chiếm 25,48%; còn lại là vùng núi cao: 7.614 ha, chiếm
8,25%. Trong tổng diện tích lúa 92.252,4 ha có 42.089,3 ha lúa Lai, chiếm
45,62%; lúa thuần 43.678,2 ha, chiếm 47,35%; Còn lại 6.484,8 ha lúa nếp các
loại, chiếm tỷ trọng 7,03%. Vụ Xuân năm 2020 đã triển khai được 29 mô hình
“cánh đồng mẫu lớn” trồng lúa với tổng diện tích 2.184,5 ha, sử dụng các giống
chủ yếu sau: TBR225, Thái xuyên 111, Phúc ưu 987, ADI28, NA6, … được gieo trồng
tại các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Anh Sơn và Quỳnh Lưu. Năng suất lúa ước đạt
67,03 tạ/ha, tăng 1,29% (+0,85 tạ/ha), do người dân đã sử dụng các loại giống
mới cho năng suất cao. Bên cạnh đó, năm nay thời tiết thuận lợi nên sản lượng
thóc thu được ước đạt 618.367,5 tấn, tăng 1,14% (+6.959,95 tấn).
Cây
ngô diện tích gieo trồng ước đạt 35.066,9 ha, giảm 3,88% (-1.416,3 ha) so cùng
vụ năm 2019, năng suất ước đạt 49,43 tạ/ha, tăng 1,90% (+0,92 tạ/ha), năng suất
tăng nhưng diện tích giảm mạnh hơn nên sản lượng ngô giảm so cùng kỳ và ước đạt
173.355,5 tấn, giảm 2,06% (-3.637,3 tấn) trong đó: Diện tích gieo trồng ngô vụ
Đông đạt 17.350,9 ha, giảm 8,04% (-1.516,4 ha) so với cùng vụ Đông năm trước
với năng suất ước đạt 48,2 tạ/ha đã cho sản lượng ước đạt 83.152,2 tấn. Diện
tích giảm là do đầu vụ mưa nhiều ướt đất, người dân gieo trỉa không kịp tiến độ
nên chuyển sang trồng vụ Xuân, diện tích gieo trỉa được thì bị chuột phá hoại
rất nhiều. Cụ thể: huyện Đô Lương giảm 451,5 ha, Thanh Chương giảm 402 ha, Diễn
Châu giảm 308,1 ha, Nam Đàn giảm 181,4 ha, ... Diện tích ngô vụ Xuân ước đạt
17.716 ha, chiếm 50,52% tổng diện tích ngô vụ Đông Xuân. So với cùng vụ năm
2019 diện tích tăng 0,57% (+100,1 ha). Diện tích ngô vụ Xuân năm nay tăng là do
đầu vụ mưa nhiều đất ẩm ướt, đến kỳ gieo trỉa đất đủ độ ẩm, cây lên đều. Diện
tích ngô vụ Xuân tập trung ở các huyện: huyện Thanh Chương 2.587 ha; huyện Anh
Sơn 2.246 ha; Tân Kỳ 2.508,9 ha; Nam Đàn 1.365,2 ha; Nghi Lộc 1.637,1 ha… Ngô
vụ Xuân sản xuất chủ yếu tập trung phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của địa
phương.
Cây
lấy củ có chất bột: diện tích gieo trồng đạt 3831,6 ha, giảm 28,88% (-1.555,9
ha) so với cùng vụ năm 2019. Trong đó cây khoai lang diện tích gieo trồng ước
đạt 2.842,4 ha, giảm 6,88% (-210 ha); năng suất ước đạt 72,33 tạ/ha; sản lượng
ước đạt 20.559,4 tấn, giảm 5,2% (-1.128,6 tấn). Khoai lang tập trung chủ yếu ở
các huyện Quỳnh Lưu: 422,1 ha, Thanh Chương 349 ha, Yên Thành 249,4 ha, Qùy Hợp
207,7 ha. Cây sắn diện tích hiện có 673,8 ha, giảm 59,23% (-978,7 ha).… Diện
tích khoai lang, sắn có xu hướng ngày càng giảm là do bà con nông dân chủ động
chuyển sang gieo trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Cây mía
diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2019 chủ yếu thu hoạch vào vụ Mùa 2020, tuy
vậy cũng có 142,07 ha được thu hoạch trong vụ Đông Xuân do một số diện tích mía
ăn và mía công nghiệp vụ Mùa 2019 chưa thu hoạch. Với tổng số 142,1 ha mía thu
hoạch trong đó mía đường 13,9 ha, sản lượng ước đạt 1.215,8 tấn; mía ăn 128,2 ha,
sản lượng ước 7.674,1 tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 8.889,8 tấn, năng suất
ước đạt 625,74 tạ/ha.
Cây
lạc vụ Đông Xuân diện tích gieo trỉa đạt 12.210,8 ha, giảm 4,02% (- 511,3 ha)
trong đó chủ yếu giảm ở diện tích lạc vụ Xuân (-527,09 ha). Năng suất ước đạt
29,66 tạ/ha, sản lượng ước đạt 36.217,1 tấn, giảm 2,67% (-994,6 tấn). Cây vừng
diện tích gieo trồng ước đạt 197,8 ha giảm 8,2 ha, năng suất ước đạt 11,66
tạ/ha; sản lương ước đạt 230,7 tấn, giảm 4,1 tấn. Đậu tương diện tích gieo
trồng đạt 103 ha, giảm 35,85% (-57,6 ha), năng suất ước đạt 22,91 tạ/ha; sản
lượng ước đạt 236,1 tấn, giảm 33,0% (-116,3 tấn).
Cây
rau, đậu các loại và hoa: Diện tích gieo trồng ước đạt 26.190,8 ha, trong đó
diện tích rau các loại đạt 24.799 ha, đậu/đỗ các loại đạt 1.178,1 ha, hoa các
loại 213,7 ha. So với cùng kỳ diện tích nhóm cây rau, đậu và hoa các loại tăng
0,96% (+ 249,0 ha) do bà con nông dân tập trung gieo trồng phần lớn là các loại
rau theo nhu cầu thị trường, tập quán và kinh nghiệm canh tác, trong đó chú
trọng phát triển các giống rau cao cấp để tăng thêm hiệu quả kinh tế mở rộng
diện tích rau an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường, hỗ trợ xây dựng thương
hiệu các vùng rau làm hàng hóa. Sản lượng rau các loại ước đạt 386.182,7 tấn,
so cùng kỳ tăng 4,01% (+14.896 tấn) do diện tích tăng 1,09% và năng suất tăng
2,89%; chủ yếu tăng sản lượng dưa lấy quả (+56,23%) và sản lượng rau lấy quả
(+6,31%). Đậu/đỗ các loại năng suất ước đạt 13,06 tạ/ha (+1,02 tạ/ha), sản
lượng ước đạt 1.538,3 tấn (+136 tấn).
Cây
hàng năm khác: Diện tích gieo trồng nhóm cây hàng năm khác đạt 17.055,8 ha,
tăng 1,89% (+315,7 ha) trong đó diện tích vụ Đông đạt 7.245,3 ha, tăng 18,5% so
với vụ Đông năm 2019 và vụ Xuân đạt 9.810,6 ha, giảm 7,67%. Tăng chủ yếu là
nhóm cây hàng năm khác còn lại (+586,4 ha) trong đó diện tích cỏ voi tăng 385,6
ha, ngô sinh khối tăng 515,6 ha. Diện tích cỏ voi vụ Đông Xuân đạt 12.339,1 ha,
năng suất thu hoạch ước đạt 682,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 842.661,1 tấn; diện
tích ngô sinh khối làm thức ăn gia súc đạt 2.212,1 ha, năng suất ước đạt 349,3
tạ/ha, sản lượng ước đạt 77.267,3 tấn (+25.226,6 tấn). Cây gia vị hàng năm diện
tích gieo trồng ước đạt 842,05 ha, tăng 5,19%. Trong đó: diện tích gừng giảm
2,76 ha (- 2,4%). Năng suất gừng ước đạt 55,31 tạ/ha, sản lượng ước đạt 621,41
tấn (-3,28%). Cây dược liệu hàng năm vụ Đông Xuân đạt 837,7 ha, giảm 27,15%
(-312,3 ha) trong đó diện tích nghệ giảm 53,28% (-350,9 ha). Diện tích nghệ
giảm lớn là do cây nghệ chủ yếu trồng trên đất đồi, hiệu quả kinh tế kém, thời
gian qua lại gặp khó khăn về thị trường đầu ra, giá cả không ổn định nên bà con
nông dân không còn mặn mà và chuyển sang trồng các loại cây khác dễ tiêu thụ và
có hiệu quả kinh tế hơn. Diện tích nghệ giảm lớn nhất là của Thị xã Hoàng Mai
(-174,3 ha) do chuyển sang trồng ngô và cây lâm nghiệp. Năng suất thu hoạch
nghệ ước đạt 163,55 tạ/ha (+28,43 tạ/ha), sản lượng ước đạt 5.032,1 tấn.
b. Chăn nuôi:
Tổng đàn
trâu bò ước đạt 746.042 con, tăng 0,27 % (+2.043 con) so với cùng kỳ năm 2019.
Đàn trâu 270.220 con, giảm 1,01% (-2.750 con); đàn bò 475.822 con, tăng 1,02%
(+4.793 con); trong đó bò sữa 61.305 con, tăng 3,81% (+2.248 con); Tổng đàn lợn
ước đạt 900.110 con, giảm 2,32% (-21.400 con); Tổng đàn gia cầm (gà, vịt, ngan,
ngỗng) ước đạt 27,53 triệu con, tăng 7,54% (+1,93 triệu con), trong đó đàn gà
ước đạt 21,75 triệu con, tăng 8,1% (+1.630 nghìn con).
Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trâu
không còn phát triển do những nguyên nhân sau: đa số diện tích đất trồng lúa
đều sử dụng cơ giới hóa thay cho sức cày kéo của trâu. Chăn nuôi với phương
thức chăn thả cần nhiều diện tích nhưng đất đai đã được tận dụng sản xuất, các
cánh đồng sản xuất lúa tăng vụ nên không còn đất để chăn thả, môi trường nuôi
bị thu hẹp. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi trâu thấp, thời
gian nuôi kéo dài nên tổng đàn giảm dần qua các năm. Tổng đàn bò phát triển khá
do thuận lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi và ổn
định, phương thức chăn nuôi ngày càng được cải tiến. Bên cạnh đó tỉnh cũng có
các chính sách hỗ trợ tín dụng, chương trình nông thôn mới, các chương trình
trợ giúp của các doanh nghiệp, chương trình khuyến nông…Chăn nuôi bò sữa tiếp
tục phát triển nhanh, 02 dự án lớn về chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp
công nghệ cao của công ty CP Thực phẩm sữa TH và Vinamilk tiếp tục phát triển.
Chăn nuôi Lợn của tỉnh Nghệ An chủ yếu chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ khó
kiểm soát. Tại một số địa phương vùng ven biển, đồng bằng mật độ chăn nuôi lớn,
hầu hết chưa đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch
bệnh. Trong thời gian qua do dịch tả lợn Châu Phi các hộ chăn nuôi nông hộ, nhỏ
lẻ đã chuyển từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà.
Do vậy, đã làm cho đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng khá. Tuy nhiên trong suốt
2 tháng qua do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công tác lưu thông, tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường, nên giá gia cầm giảm mạnh, đặc biệt là giá gà giảm từ
75-80 ngàn đồng/kg còn 50-60 ngàn đồng/kg, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng
cao đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người chăn nuôi gia cầm.
Tình
hình dịch bệnh: Dịch tả lợn Châu Phi lũy kế đến 16h ngày 11/5/2020, bệnh dịch
đã xảy ra tại 21.423 hộ, 2.622 xóm, 359 xã, 21 huyện. Tổng số lợn đã tiêu hủy
là 95.638 con chiếm 10,23% tổng đàn với tổng trọng lượng 4.831.458 kg chiếm
3,67% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Đến nay, 351 xã của 21 huyện, thành
phố thị xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm kể từ ngày tiêu hủy con cuối
cùng mắc bệnh. Đang có 08 ổ dịch/08 xã chưa qua 30 ngày (ở 68 hộ tại 27 xóm)
thuộc 02 huyện. Cụ thể: Thanh Chương (04 ổ), Yên Thành (04 ổ). Số con tiêu hủy:
255 con, trọng lượng: 11.823 kg.
Bệnh
Lở mồm long móng: Từ ngày 26/4/2020 đến ngày 29/4/2020 dịch bệnh xảy ra ở 05 hộ
chăn nuôi của bản Thắm, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Số trâu bò mắc bệnh: 15 con
(11 trâu, 04 bò). Đến ngày (11/5/2020) đã qua 12 ngày không phát sinh thêm ca
bệnh mới, có 09/15 con khỏi triệu chứng lâm sàng.
Dịch
Cúm gia cầm: Hiện nay dịch cúm gia cầm xẩy ra tại 02 hộ chăn nuôi tại 2 huyện
Yên Thành và Thị xã Hoàng Mai chưa qua 21 ngày. Số gia cầm đã tiêu huỷ: 2.725
con. Cụ thể: Từ ngày 27/3 đến 29/3/2020 dịch Cúm gia cầm xẩy ra tại 01 hộ thuộc
xã Đồng Thành, huyện Yên Thành. Số gia cầm tiêu huỷ: 1.930 con. Ngày 04/4/2020
dịch Cúm gia cầm xẩy ra tại 01 hộ thuộc xóm 5, xã Quỳnh Vinh, Thị xã Hoàng Mai.
Số gia cầm tiêu huỷ: 795 con.
2. Sản xuất lâm nghiệp
Tháng
5 năm 2020 thời tiết bắt đầu nắng nóng, các đơn vị và hộ dân tích cực trồng hết
diện tích rừng còn lại để hoàn thành tiến độ trồng rừng đề ra.
Diện tích rừng trồng mới
tập trung tháng 5 ước đạt 697 ha, đưa diện tích rừng trồng mới 5 tháng đầu năm
ước đạt 6.823 ha, tăng 0,59 % (+40 ha) so với cùng kỳ năm 2019; trồng cây phân
tán tháng 5 ước đạt 43 nghìn cây, cộng dồn 5 tháng ước đạt 3.740 nghìn cây,
giảm 0,64%; bảo vệ 965.057 ha rừng hiện có. Ngoài ra trong tháng 5 đã khai thác
được 145.190 m3 gỗ các loại, tăng 16,83% (+20.913 m3),
cộng dồn 5 tháng khai thác được 438.250 m3, tăng 5,97% (+24.701 m3), sản lượng
gỗ khai thác tăng do một số diện tích rừng trồng đã đến kỳ khai thác phải thu
hoạch để đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, băm dăm trên địa bàn,
cùng với đó thời tiết thuận lợi cho việc vận chuyển và khai thác. Củi khai thác
tháng 5 ước đạt 93.855 ste, cộng dồn 5 tháng 511.819 ste, tăng 0,84%; …
Công
tác bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm, nhất là công tác phòng cháy chữa
cháy nên trong 5 tháng đầu năm không xảy ra vụ cháy nào. Trong tháng 5 lực
lượng kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ, xử lý 55 vụ vi phạm lâm luật,
tăng 25% (+11 vụ) so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
Vi phạm phá rừng trái phép 23 vụ làm thiệt hại 5,19 ha; vi phạm về khai thác gỗ
và lâm sản khác: 3 vụ; vi phạm mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép: 6 vụ; vi
phạm khác: 23 vụ. Với số lượng lâm sản tịch thu: 62,56 m3 gỗ tròn,
xẻ các loại, cụ thể: Gỗ tròn 34,03 m3; Gỗ xẻ 28,53 m3;
giá trị lâm sản ngoài gỗ 15 triệu đồng, phạt tiền: 367 triệu đồng. Tiền bán lâm sản, phương tiện vi phạm tịch thu: 61
triệu đồng. Tổng tiền xử lý là 428 triệu đồng, trong đó đã thu nộp ngân sách
trong tháng: 375 triệu đồng.
3. Sản xuất thủy sản
Diện
tích nuôi trồng 5 tháng ước đạt 19.337 ha, tăng 0,23% (+45 ha) so cùng kỳ năm
2019, trong đó: diện tích nuôi cá 17.675 ha, diện tích tôm 1.467 ha, diện tích
thủy sản khác 195 ha. Sản lượng nuôi trồng tháng 5 ước đạt 6.121 tấn, tăng
3,76% (+222 tấn) so với tháng 5 năm 2019, đưa sản lượng nuôi trồng 5 tháng đầu
năm 2020 ước tính đạt 23.869 tấn, tăng 4,46 % (+1.020 tấn). Sản lượng khai thác
tháng 5 ước đạt 17.134 tấn, tăng 9,33% (+1.462 tấn) đưa sản lượng khai thác
thủy sản 5 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 71.683 tấn, tăng 11,80% (+7.566
tấn).
Tính
chung cả nuôi trồng và khai thác tháng 5 sản lượng thủy sản ước đạt 23.255 tấn,
tăng 7,81% (+1.684 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 5 tháng sản lượng
thủy sản ước đạt 95.552 tấn, tăng 9,87% (+8.586 tấn). Trong đó: Sản lượng cá
78.030 tấn, tăng 9,94%; tôm 3.001 tấn, tăng 7,41%; thủy sản khác 14.521 tấn,
tăng 10,01%.
Ngoài
ra ngành thủy sản đã tổ chức tốt công tác kiểm dịch giống, chuẩn bị nguồn giống
sạch để đáp ứng nhu cầu nuôi thả của nhân dân. Trong tháng 5 đã sản xuất và
cung cấp được 469 triệu con giống, đưa sản lượng giống 5 tháng ước đạt 1.635
triệu con, trong đó cá 153 triệu con, tôm 1.136 triệu con, thủy sản khác 346
triệu con.
4. Sản xuất công nghiệp
5 tháng đầu năm 2020, sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra trong bối cảnh không thuận
lợi như: hạn hán xẩy ra trên diện rộng đã làm ảnh hưởng tới nguồn nước để sản
xuất điện; Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tác động đến các doanh nghiệp sản
xuất bia trên địa bàn và đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút SARS-CoV-2 bùng phát mạnh đã làm ảnh hưởng mạnh đến việc xuất, nhập
khẩu hàng hóa cũng như nhập khẩu nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản
xuất công nghiệp.
Thực
hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ,
Tổng cục Thống kê đã tổ chức cuộc khảo sát nhanh nhằm thu thập thông tin về tác
động của dịch Covid-19 đến hoạt động SXKD cũng như đánh giá của cộng đồng doanh
nghiệp về mức độ phù hợp của các giải pháp được đưa ra trong Chỉ thị số
11/CT-TTg đối với doanh nghiệp. Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 10/4/2020 đến
ngày 20/4/2020 và cho kết quả như sau: có 4.087 doanh nghiệp tham gia trả lời,
chiếm hơn 34% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm; có tới 87,8%
doanh nghiệp đang phải chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19; theo quy mô:
nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ chịu tác động ít nhất với 82,1%, nhóm doanh nghiệp
vừa và nhỏ là 93,1%, nhóm doanh nghiệp lớn là 92,6%; theo loại hình doanh
nghiệp: doanh nghiệp FDI là 72,7%, nhóm doanh nghiệp Nhà nước là 90,6%, doanh
nghiệp ngoài Nhà nước là 87,9%, theo khu vực kinh tế: khu vực công nghiệp - xây
dựng và khu vực dịch vụ đang chịu nhiều tác động nhất với tỷ lệ doanh nghiệp bị
tác động lần lượt là 91,1% và 87,3%. Trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 82,9%.
Chỉ
số sản xuất công nghiệp tháng 5 năm 2020 giảm 4,3% so với cùng kỳ tháng 5 năm
2019. Trong đó: Ngành Công nghiệp khai
khoáng giảm 0,47%, nguyên nhân do sản phẩm Đá xây dựng qua chế biến ước đạt
55,0 nghìn m3, giảm 11,36% đá xây dựng khác ước đạt 212,8 nghìn m3,
tăng 0,16%;
Công
nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,9% so cùng kỳ tháng 5 năm 2019. Chỉ số sản xuất
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm do thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ: Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch
COVID-19 và tiếp tục thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tính riêng Khu
kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp Nghệ An có 7 doanh nghiệp phải tạm dừng
sản xuất, kéo theo trên 5.223 lao động đang phải tạm thời nghỉ việc. Tình hình
sản xuất của doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn hơn như nguyên liệu nhập khẩu
chậm trễ, xuất khẩu đình trệ, không có đơn hàng, đơn hàng bị chậm hoặc bị huỷ,
doanh nghiệp ngừng hoạt động, nghỉ luân phiên thực hiện cách ly xã hội nên sản
xuất sản phẩm giảm như: Bia chai ước đạt 1,3 triệu lít, giảm 78,09%; Bia lon
ước đạt 2,9 triệu lít, giảm 66,76%; Vỏ bào dăm gỗ ước đạt 33,7 nghìn tấn, giảm
58,29%; Thùng carton ước đạt 1,3 triệu cái, giảm 44,1%; Phân NPK ước đạt 4,5
nghìn tấn, giảm 37,06%; Bê tông tươi ước đạt 37,2 nghìn m3, giảm 5,7%; Vỏ hộp
lon bia ước 116 tấn, giảm 11,65%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có sản lượng
tăng như: Thức ăn gia súc ước đạt 11,5 nghìn tấn, tăng 22,33%; Clinker xi măng
ước đạt 538 nghìn tấn, tăng 20,32%; Ống thép Hoa Sen ước đạt 3 nghìn tấn, tăng
2,11% ...
Sản
xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm
9,07% so với cùng kỳ tháng 5 năm 2019. Nguyên nhân giảm do lưu lượng nước tại
các hồ chứa thấp nên các nhà máy không có nước để sản xuất. Điện sản xuất trong
tháng ước đạt 184,6 triệu KWh, giảm 11,34% so với cùng kỳ; Điện thương phẩm ước
đạt 290 triệu KWh, tăng 0,71%.
Ngành
cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải giảm 3,41% so với cùng kỳ
tháng 5 năm 2019. Trong đó: Sản phẩm Nước uống ước đạt 2,7 triệu m3
tăng 1,89%; Dịch vụ làm sạch bể phốt ước đạt 1,4 tỷ đồng, giảm 30,29%; Dịch vụ
thu gom rác thải ước đạt 4,6 tỷ đồng, giảm 14,92%.
Tính
chung 5 tháng đầu năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2,57% so cùng kỳ
năm trước. Cụ thể các ngành như sau: Công nghiệp khai khoáng tăng 3,72%, Trong
đó: Đá xây dựng khác ước đạt 982,8 nghìn m3, tăng 0,8% so với cùng
kỳ; Đá xây dựng qua chế biến ước đạt 243,1 nghìn m3, giảm 10,46%;
sản phẩm Quặng thiếc khai thác ước đạt 85,1 tấn, giảm 2,74%. Công nghiệp chế
biến, chế tạo giảm 0,01%. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng thấp và giảm do
ảnh hưởng chính sách thương mại giữa Mỹ - Trung; thực hiện Nghị định
100/2019/NĐ-CP; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; …cụ thể như sau: Nắp hộp lon
bia ước đạt 21,3 tấn, giảm 75,08%; Bia chai ước đạt 8,3 triệu lít, giảm 66,79%
so với cùng kỳ; Bia lon ước đạt 21,3 triệu lít, giảm 46,24%; Thùng carton ước
đạt 8,1 triệu chiếc, giảm 41,41%; Sợi ước đạt 3,8 nghìn tấn, giảm 39,68%; Vỏ
hộp lon bia ước đạt 1,5 nghìn tấn, giảm 35,75%; Ống nhựa Tiền Phong ước đạt 4,6
nghìn tấn, giảm 31,38%; Vỏ bào dăm gỗ ước đạt 139,2 nghìn tấn, giảm 43,99%; Tôn
lợp ước đạt 219,3 nghìn tấn, giảm 14,4%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng
như: Xi măng ước đạt 2,8 triệu tấn, tăng 12,42%; Sữa chua ước đạt 15,9 nghìn
tấn, tăng 8,74%; Ống thép Hoa Sen ước đạt 10,9 nghìn tấn, tăng 8,28%; Thức ăn
gia súc ước đạt 56,8 nghìn tấn, tăng 6,6%; Clanhke ước đạt 2,9 triệu tấn, tăng
5,11%.
Ngành
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, và điều hòa không khí
giảm 26,56% so với cùng kỳ chủ yếu do lượng nước dự trữ trong các hồ chứa thấp
nên không đủ nước sản xuất. Trong đó: Điện sản xuất ước đạt 649,4 triệu KWh
giảm 34,14%; Sản lượng Điện thương phẩm ước đạt 1.346,6 triệu KWh, tăng 3,09%.
Ngành
cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải giảm 6,23% so với cùng kỳ.
Trong đó sản phẩm nước uống được đạt 11,6 triệu m3, giảm 2,48%, Dịch
vụ làm sạch bể phốt ước đạt 7,1 tỷ đồng, giảm 20,72%; Dịch vụ thu gom rác thải
ước đạt 22,9 tỷ đồng, giảm 15,06%.
5. Đầu tư và xây dựng
Trong
những tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, UBND tỉnh đã cho
phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Các dự án năm
2019 chưa giải ngân hết chuyển chỉ tiêu kế hoạch sang năm 2020 và giao vốn thu
hồi tồn để triển khai thực hiện kịp thời, phù hợp với quy trình, quy định của
Luật đầu tư công. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày
31/3/2020. Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà
nước do địa phương quản lý đạt 715,1 tỷ đồng, tăng 58,45% so với cùng kỳ năm
2019, trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 338,1 tỷ đồng, tăng
74,41%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 232 tỷ đồng, tăng 44,87%; vốn
ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 145,1 tỷ đồng, tăng 49,0%. Tính chung 5 tháng
đầu năm vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương
quản lý ước đạt 2.762,1 tỷ đồng, tăng 29,82% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó
vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 1.249 tỷ đồng, tăng 37,77%; vốn ngân
sách nhà nước cấp huyện 926,6 tỷ đồng, tăng 21,03%; vốn ngân sách nhà nước cấp
xã ước đạt 586,4 tỷ đồng, tăng 28,75%.
Các
công trình, dự án xây dựng lớn trong kỳ đang thực hiện như: Xây dựng nhà tưởng
niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu Di tích Kim Liên huyện Nam Đàn; Xây dựng
tuyến đê biển và trồng cây chắn sóng vùng Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập, huyện
Quỳnh Lưu; Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Thanh Chương giai đoạn 2012
- 2020; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bồng Khê, huyện Con Cuông;
Đường giao thông nối QL1A - Huyện Nghĩa Đàn - Thị xã Thái Hoà; Đường Mường Xén
- Ta Đo - Khe Kiền; Phát triển đô thị loại vừa tại Việt Nam - Tiểu dự án thành
phố Vinh; Đường từ Thị trấn huyện Thanh Chương đi vào khu Tái định cư thủy điện
Bản Vẽ huyện Thanh Chương; Tiểu dự án 3, dự án Sửa chữa, nâng cao an toàn đập
WB8 tỉnh Nghệ An; Cầu Cửa Hội bắc qua Sông Lam; Dự án Hồ chứa nước bản Mồng; …
6. Thu chi ngân sách
Tổng
thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 5.977,4 tỷ đồng, bằng
39,28% dự toán cả năm và giảm 2,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội
địa ước đạt 5.577,4 tỷ đồng, bằng 41,57% dự toán và tăng 2,01%; thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu 400 tỷ đồng, bằng 22,22% dự toán, giảm 38,58%. Thu ngân
sách 5 tháng năm nay giảm hơn 5 tháng của năm 2019 là do một số khoản thu so
với cùng kỳ giảm như sau: Thu từ khu vực CTN-DV ngoài quốc doanh ước đạt
1.496,1 tỷ đồng, bằng 29,51% dự toán và giảm 20,31%; Thu lệ phí trước bạ ước
đạt 363,7 tỷ đồng, bằng 40,41% dự toán và giảm 7,14%; ... Bên cạnh đó có nhiều
khoản thuế tăng như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 99,4
tỷ đồng tăng 0,29%; Thuế thu nhập cá nhân ước đạt 336 tỷ đồng, tăng 14,82%;
Thuế bảo vệ môi trường ước đạt 866,6 tỷ đồng, tăng 36,81%; …
Tổng
chi ngân sách 5 tháng ước đạt 12.178 tỷ đồng, bằng 44,91% dự toán. Trong đó chi
đầu tư phát triển 4.620 tỷ đồng, bằng 70,09% dự toán; chi thường xuyên 7.258 tỷ
đồng, bằng 36,15% dự toán. Các khoản chi quan trọng trong chi thường xuyên đều
bảo đảm như: Chi sự nghiệp kinh tế 668 tỷ đồng, bằng 34,03% dự toán; chi sự
nghiệp giáo dục đào tạo 3.150 tỷ đồng, bằng 36,78% dự toán; chi sự nghiệp y tế
985 tỷ đồng, bằng 42,79%; chi đảm bảo xã hội 445 tỷ đồng, bằng 37,98% dự toán
và chi quản lý hành chính 1.295 tỷ đồng, bằng 35,33% dự toán. Các khoản chi đầu
năm chủ yếu tập trung chi lương và các khoản có tính chất lương, chi thăm hỏi
chúc Tết các đối tượng chính sách, chi hỗ trợ hộ nghèo, chi hỗ trợ dịch bệnh,
chi hỗ trợ sản xuất kinh doanh …
7. Thương mại, giá cả
Tổng
mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2020 theo giá hiện hành ước đạt 4.844,8 tỷ đồng,
giảm 6,38% so với cùng tháng 5/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm
2020 ước đạt 24.555,5 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó,
chia theo nhóm hàng bán lẻ thì nhóm lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn
nhất với doanh thu 5 tháng ước đạt 8.916,6 tỷ đồng (chiếm 36,31% tổng số), tăng
9,42% so với cùng kỳ năm 2019; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình
2.896 tỷ đồng, giảm 10,78%; hàng may mặc 1.403,5 tỷ đồng, giảm 11,94%; ô tô các
loại 2.997,2 tỷ đồng, giảm 23,01%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) 1.877,3 tỷ
đồng, tăng 1,44%; xăng dầu 2.387,6 tỷ đồng, giảm 1,05%....
Doanh
thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 5/2020 ước đạt 510,6 tỷ
đồng, giảm 34,85% so với cùng kỳ năm 2019. Cộng dồn 5 tháng doanh thu dịch vụ
lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 2.131 tỷ đồng, giảm 38,35% so với
cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Dịch vụ lưu trú phục vụ 1.000,8 nghìn lượt khách,
giảm 58,77% so với cùng kỳ năm trước (728 nghìn lượt khách ngủ qua đêm, trong
đó 18,9 nghìn lượt khách quốc tế) với doanh thu dịch vụ lưu trú 217,4 tỷ đồng,
giảm 57,2%; doanh thu dịch vụ ăn uống 1.891,2 tỷ đồng, giảm 34,45%; doanh thu
dịch vụ du lịch lữ hành 22,4 tỷ đồng, giảm 64,77%.
Doanh
thu hoạt động dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành)
tháng 5/2020 ước đạt 416,4 tỷ đồng, giảm 22,63% so với cùng kỳ năm 2019. Tính
chung 5 tháng/2020 ước đạt 2149,4 tỷ đồng, giảm 17,56%; trong đó kinh doanh bất
động sản ước đạt 855,9 tỷ đồng, giảm 11,26%; dịch vụ hành chính ước đạt 408 tỷ
đồng, giảm 20,39%; dịch vụ y tế ước đạt 422,1 tỷ đồng, giảm 0,92%; dịch vụ nghệ
thuật, vui chơi giải trí ước đạt 104,8 tỷ đồng, giảm 47,67%, dịch vụ sửa chữa
máy tính, đồ dùng cá nhân và gia đình ước đạt 121,2 tỷ đồng, giảm 26,21%…
Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2020 tăng 0,21% so với tháng trước, giảm
1,41% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong
số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 6 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với
tháng trước đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,50%; đồ uống và thuốc lá
tăng 0,48%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,17%; nhà ở điện nước, chất đốt
và VLXD tăng 1,46%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,58% do ti vi tăng
1,58%, hiện nay vào mùa du lịch nên giá phòng khách sạn tăng từ 50.000 đến
100.000 đồng/phòng ở điểm du lịch thị xã Cửa lò làm cho chỉ số giá nhóm khách
sạn, nhà khách tăng 5,16%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,01%. Bên cạnh đó, có
3 nhóm hàng giảm: thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,06%; thuốc và dịch vụ y
tế giảm 0,06%; giao thông giảm 2,22% do tác động của đợt điều chỉnh giá xăng
dầu vào ngày 28/04/2020 và ngày 13/05/2020. Có 2 nhóm đứng giá là nhóm bưu
chính viễn thông và nhóm giáo dục.
Bình
quân 5 tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng
mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,01%; đồ uống và thuốc lá
tăng 1,47%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,35%; nhà ở điện nước, chất đốt
và VLXD tăng 0,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,88%; thuốc và dịch vụ y
tế tăng 2,74%; giáo dục tăng 4,89%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,59%;
hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,23%. Bên cạnh đó, có nhóm hàng hóa giảm là:
giao thông giảm 6,47%; Bưu chính viễn thông giảm 0,08%.
Chỉ
số giá vàng so với tháng trước tăng 1,96%, so với tháng 12/2019 tăng 12,65%, so
với cùng kỳ năm trước tăng 26,92%; chỉ số đô la Mỹ giảm 0,31% so với tháng
trước, so với tháng 12/2019 tăng 0,7%, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,55%.
8. Vận tải
Vận
chuyển hành khách tháng 5/2020 ước đạt 8.723 nghìn lượt khách, giảm 4,16% so
cùng kỳ năm 2019 và khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 656,2 triệu lượt
khách.km. Tính chung 5 tháng khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 37,9
triệu lượt khách, giảm 18,14% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách
luân chuyển 2.920,4 triệu lượt khách.km, giảm 16,53%.
Vận
tải hàng hóa tháng 5/2020 ước đạt 9.501 nghìn tấn, tăng 3,62% và khối lượng
hàng hóa luân chuyển 294,1 triệu tấn.km, tăng 5,67%. Tính chung 5 tháng đầu năm
2020 khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 44,3 triệu tấn, giảm 1,06% so với
cùng kỳ năm 2019; khối lượng hàng hóa luân chuyển 1.402,5 triệu tấn.km, giảm
0,99%.
Doanh
thu vận tải, bốc xếp tháng 5 ước đạt 825,4 tỷ đồng, tăng 0,82% so cùng kỳ năm 2019,
doanh thu 5 tháng ước đạt 3.880,9 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019,
trong đó doanh thu vận tải hàng hóa 2.573,8 tỷ đồng, giảm 2,89%; doanh thu vận
tải hành khách 781,4 tỷ đồng, giảm 19,46% và doanh thu bốc xếp, dịch vụ vận tải
522,5 tỷ đồng, tăng 4,32%.
9. Một số vấn đề xã hội
a. Dịch bệnh
Trong
kỳ từ ngày 10/4/2020 đến 10/5/2020 trên địa bàn toàn tỉnh đã xẩy ra 520 ca tiêu
chảy chủ yếu ở các huyện: Quế Phong 86 ca, Kỳ Sơn 73 ca, Hưng Nguyên 59 ca,
thành phố Vinh 55 ca, thị xã Hoàng Mai 38 ca, ... Sốt rét xảy ra 9 ca ở Kỳ Sơn;
sốt xuất huyết xảy ra 33 ca, xẩy ra ở các huyện Diễn Châu 31 ca và thị xã Hoàng
Mai 2 ca. Cộng dồn 5 tháng xảy ra 76 ca, tăng 74 ca so với cùng kỳ năm trước.
Tình
hình nhiễm HIV/AIDS: Đến ngày 31/3/2020 số người bị nhiễm HIV được phát hiện
trên toàn tỉnh là 12.193 người, trong đó có 9.954 người trong tỉnh. Căn bệnh
HIV đã xảy ra ở 21/21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, cụ thể: Thành phố
Vinh 1.853 người, Quế Phong 1.997 người, Tương Dương 1.084 người, Quỳ Châu 927
người, Đô Lương 406 người, Diễn Châu 538 người, Thái Hoà 298 người, Thanh
Chương 383 người, Con Cuông 301 người, Quỳ Hợp 435 người, Nghĩa Đàn 206 người,
Yên Thành 210 người, Nghi Lộc 181 người, Nam Đàn 183 người, Tân Kỳ 216 người,
Hưng Nguyên 187 người, Cửa Lò 128 người, Quỳnh Lưu 154 người, Kỳ Sơn 105 người,
Hoàng Mai 74 người, Anh Sơn 89 người. Trong tổng số người nhiễm HIV đã có 7.114
người chuyển sang bệnh AIDS và đã tử vong 4.404 người.
b. Trật tự an toàn xã
hội
Tình
hình phạm pháp kinh tế trên địa bàn tỉnh tính từ 10/4/2020 đến 10/5/2020 đã xảy
ra 83 vụ, giảm 60,29% (-126 vụ), bắt giữ 95 đối tượng, giảm 58,33% (-133 người)
đã thu giữ 25kg pháo, 250 bộ quần áo, 100 cây thuốc lá các loại, 93 chiếc điện
thoại di động, 11.720 chiếc Bỉm Diapa, 2.500 chiếc khẩu trang các loại, 17,3 m3
gỗ, 26,3 m3 đất, cát, sỏi. Tính chung 5 tháng đầu năm xảy ra 653 vụ,
bắt giữ 735 đối tượng. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 13,16%, số đối tượng
giảm 12,08%.
Phạm
pháp hình sự xảy ra 77 vụ với 115 đối tượng chủ yếu là trộm cắp, cướp giật tài
sản công dân 3 xe máy, 2 dây chuyền bạc, 3 vòng tay bạc và một số tài sản khác.
Cộng dồn 5 tháng đầu năm xảy ra 528 vụ với 818 đối tượng. So với cùng kỳ năm
trước số vụ giảm 6,88%, số đối tượng giảm 14,08%.
Trong
tháng đã bắt giữ 65 vụ với 99 đối tượng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý,
trong đó: thành phố Vinh 23 vụ 28 đối tượng, Qùy Châu 4 vụ 7 đối tượng, Diễn
Châu 6 vụ 7 đối tượng, Qùy Hợp 4 vụ 11 đối tượng và một số huyện khác. Thu giữ
5 kg ma túy đá, 6 kg ketamin, 72,65 gam heroin, 406 viên ma túy tổng hợp, 54,2
gam ma túy đá. Tính chung 5 tháng đầu năm bắt giữ 371 vụ, giảm 10,82% so cùng
kỳ năm 2019, bắt giữ 433 đối tượng, giảm 7,48%.
Trong
tháng phát hiện 67 vụ 104 đối tượng sử dụng ma túy, trong đó: Diễn Châu 9 vụ 19
đối tượng, thị xã Cửa Lò 30 vụ 30 đối tượng, Đô Lương 5 vụ 16 đối tượng và một
số huyện khác. So với cùng kỳ số vụ tăng 109,38% (+35 vụ), số đối tượng tăng
96,23% (+51 đối tượng). Tệ nạn mại dâm: trong tháng đã xảy ra 1 vụ, giảm 66,67%
(-2 vụ) với 2 đối tượng, giảm 77,78% (-7 đối tượng) xẩy ra tại thành phố Vinh.
Trong
kỳ xẩy ra 23 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 17 người, ước
giá trị thiệt hại 561 triệu đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm xảy ra 160 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 70 người, bị thương 129 người, giá trị thiệt hại 4.579
triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 11,6%, số người chết giảm
23,08%, số người bị thương giảm 9,15%.
Trong
tháng phát hiện 42 vụ đánh bạc với 199 đối tượng đã thu giữ 369,3 triệu đồng và
nhiều tài sản khác. Tính chung 5 tháng phát hiện 213 vụ đánh bạc, với 913 đối
tượng đã thu giữ 776,1 triệu đồng và nhiều tài sản khác.
Ngoài ra trong tháng xảy ra 5 vụ
cháy làm 1 người bị thương, thiệt hại 2,2 tỷ đồng; phát hiện 43 vụ vi phạm môi
trường, các ngành chức năng xử phạt 73 triệu đồng. Cộng dồn 5 tháng đầu năm xảy
ra 37 vụ cháy làm 1 người bị thương, thiệt hại 8,6 tỷ đồng; phát hiện 282 vụ vi
phạm môi trường, xử phạt hành chính 255 triệu đồng./.
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An
|