Ngày 17/3, UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND về việc
triển khai công tác
bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nghệ thuật biểu
diễn truyền thống các dân tộc thiểu số tại địa phương năm 2020.
Việc thực
hiện kế hoạch này là nhằm giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ
mai sau những giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập
quán tốt đẹp về hát Ví, Giặm và nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc
thiểu số Nghệ An. Thông qua đó nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng
đồng, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Ví,
Giặm và nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số Nghệ An. Đồng
thời, từng bước bảo tồn, phát huy giá trị Ví, Giặm và nghệ thuật biểu diễn
truyền thống các dân tộc thiểu số Nghệ An trở thành sản phẩm du lịch văn hóa
hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa
bàn tỉnh.
Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc
thiểu số tại địa phương năm 2020, tỉnh sẽ hỗ trợ các CLB dân ca Ví, Giặm các hoạt động: Tổ chức truyền dạy, dàn dựng
các tác phẩm diễn xướng dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và tổ chức dạy cách sử dụng
nhạc cụ (nhị, bầu, sáo, trống, thập lục) vận dụng vào trong các tác phẩm Ví,
Giặm...; Thu đĩa toàn bộ phần nhạc các tác phẩm truyền dạy dàn dựng; Tổ chức
báo cáo biểu diễn các tác phẩm truyền dạy, dàn dựng và tổ chức ghi hình toàn bộ
chương trình này; Tổ chức 1 buổi biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách tại một
không gian diễn xướng phù hợp tại cộng đồng; hỗ trợ hoạt động cho câu lạc bộ
như: Cấp trang phục biểu diễn, Đĩa
nhạc thu âm, Đạo cụ dùng trong các tác phẩm được tập luyện dàn dựng biểu diễn,
phông sân khấu... để các câu lạc bộ duy trì việc biểu diễn các tiết mục.
Thứ hai là hỗ trợ các đội nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu
số thông qua việc tổ chức truyền dạy, dàn dựng các tác phẩm dân ca, dân nhạc,
dân vũ các dân tộc thiểu số; Tổ chức dạy cách
sử dụng nhạc cụ (Trống, khèn, sáo, pí, xi xa lo, tập tinh tập tang, khắc luống,
cồng chiêng) vận dụng vào trong các tác phẩm được dàn dựng; Thu đĩa toàn
bộ phần nhạc các tác phẩm; Tổ chức báo cáo biểu diễn các tác phẩm dàn dựng và
ghi hình toàn bộ chương trình này; Tổ chức một buổi biểu diễn phục vụ nhân dân
và du khách tại một không gian diễn xướng phù hợp tại cộng đồng và hỗ trợ hoạt
động cho đội văn nghệ...
Để triển khai thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh giao Sở Văn hoá và Thể thao
chịu trách nhiệm lựa chọn 1 - 2 câu lạc bộ trong số các Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại các huyện, thành,
thị để triển khai công tác bảo tồn (ưu tiên các địa phương có lợi thế về phát
triển du lịch hoặc huyện miền núi có thực hành di sản phong trào đang còn yếu).
Đồng thời, lựa chọn 1 - 2 đội nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc thiểu số
trong 11 huyện, thị miền núi để triển khai công tác bảo tồn (ưu tiên các địa
phương có đồng bào thuần dân tộc thiểu số sinh sống còn lưu giữ được nhiều nét
sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc mình, có tiềm năng về phát triển du lịch
cộng đồng).
Cùng với đó, Sở Văn hoá và Thể thao chịu
trách nhiệm thuê khoán các nghệ nhân, nghệ sĩ để tổ chức truyền dạy dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh và dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số; Tổ chức dàn
dựng các tác phẩm dân ca Ví, Giặm và các tác phẩm dân ca các dân tộc thiểu số; Tổ
chức phối khí, thu thanh các tác phẩm Ví, Giặm và các tác phẩm dân ca các dân
tộc thiểu số truyền dạy, in sao 50 đĩa; Tổ chức ghi hình chương trình, chụp
hình chương trình báo cáo, in sao 50 đĩa DVD và 50 ảnh; Tổ chức cung cấp trang
phục, đạo cụ biểu diễn, nhạc cụ dân tộc...
Ngoài ra, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị chỉ đạo Trung tâm VHTT-TT huyện và UBND xã có thực hành di sản tổ
chức lực lượng câu lạc bộ dân ca, đội văn nghệ của địa phương tích cực thực
hiện các nội dung bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nghệ thuật
biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số Nghệ An theo Kế hoạch mà Sở Văn hóa và Thể thao triển khai tại địa phương. Đồng thời, phối hợp tổ chức buổi biểu diễn phục vụ nhân dân; tiếp nhận, duy trì và gìn
giữ các tác phẩm được dàn dựng, biểu diễn phục vụ sinh hoạt cộng đồng thường
xuyên và phát triển thành sản phẩm phục vụ du lịch của địa phương.
N.B (tổng hợp)
|