|
|
|
Câu hỏi:
Xin hỏi, Nhà nước quy định mức phạt đối với việc vi phạm các quy định về điều kiện năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước?
|
Theo Điều 7
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và
khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020 thì mức phạt đối với hành vi
vi phạm các quy định về điều kiện
năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
500.000 đồng đối với hành vi thông báo không đủ nội dung theo quy định sau khi
được lựa chọn thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với
hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau
khi được lựa chọn thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép tài nguyên nước.
3.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không
trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép tài nguyên nước. Ngoài ra, đơn vị, cá nhân nào có hành vi kê khai không
trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép tài nguyên nước thì còn bị đình
chỉ hoạt động lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng./.
|
|
Câu hỏi:
Xin hỏi, người lao động thuộc trường hợp
nào thì được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định?
|
Nghị
định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/5/2020, sửa đổi Nghị định số
28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ 15/7/2020.
Theo khoản
4 của Nghị định này thì, Người
lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã
hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng
liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được
cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm
xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong
tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã
hội;
đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ
14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội
xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội./.
|
|
Câu hỏi:
Xin hỏi, cơ quan nào có thầm quyền thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều
chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp và trong
trường hợp doanh nghiệp có những hành vi vi phạm nào thì bị thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều
chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp?
|
Nghị
định 58/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 27/5/2020, về mức đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có hiệu lực từ
ngày 15/7/2020.
Tại
điều 10 Nghị định quy định, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều
chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
* Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng
bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này sẽ bị thu hồi, hủy bỏ trong
các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hoặc khai man
các tài liệu trong Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình
thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người sử dụng lao động vi phạm quy định pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội ở mức bị xử phạt vi phạm hành chính
bằng hình thức phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong thời gian
được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người sử dụng lao động không thực hiện báo cáo tai nạn
lao động, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian được áp
dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
- Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi
gian lận làm thay đổi các điều kiện làm căn cứ đề nghị giảm mức đóng vào quỹ
TNLĐ, BNN từ 0.5% xuống còn 0.3%./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, định mức bảo đảm trợ cấp ngày công lao động, tiền
ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực được quy định như thế nào?
|
Theo Điều 11 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 thì dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm
vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được
hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển, định mức
quy định như sau:
1. Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ
động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng
hóa, y tế:
a) Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp
hơn 119.200 đồng, trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia
Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng
không thấp hơn 59.600 đồng;
b) Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ
quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
c) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú
không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán
tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.
2. Đối với dân quân biển
a) Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh
bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng;
trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo
quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600
đồng; mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại
căn cứ;
b) Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải
đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500
đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng;
Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ
cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng
119.200 đồng.
3. Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân
khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi
dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ
Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, Nhà nước quy định chế độ phụ cấp thâm
niên của các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã như thế nào?
|
Theo Điều 10 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 quy định chế độ phụ cấp
thâm niên của các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã như sau:
1. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ
huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác
từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như
sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5%
mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng)
được tính thêm 1%.
2. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ
huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác
ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời
gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian
tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy
định nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
3. Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả
cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế.
4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp
thâm niên
a) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị
tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp
hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng
lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên; c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, Nhà nước quy định chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự
của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị
dân quân cơ động, dân quân thường trực như thế nào?
|
Theo Điều 9 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 quy định chế độ phụ cấp đặc thù quốc
phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ
chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực như sau:
1. Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự
được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp
hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù
quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến
khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở
lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong
tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, Nhà nước quy định chế độ phụ cấp hàng
tháng, trợ cấp một lần của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn
đội trưởng?
|
Theo Điều 8 Nghị định
số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và
chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ, có hiệu
lực thi hành từ ngày 15/8/2020 quy định chế độ phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần của Phó Chỉ
huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng như
sau:
1. Đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy
quân sự cấp xã
a) Mức phụ cấp hàng tháng thực hiện theo quy
định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
b) Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã
hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được
hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp
bình quân của 60 tháng cuối cùng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
Dưới 01 tháng không được trợ cấp; từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp
bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; từ 07 tháng đến 11
tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối
cùng. 2. Đối với Thôn đội trưởng: Mức hưởng phụ cấp hàng
tháng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
nhưng không thấp hơn 745.000 đồng./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, Nhà nước quy định chế
độ phụ cấp chức vụ đối với chỉ huy Dân quân tự vệ như thế nào?
|
Theo
Điều 7 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 quy định chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
như sau:
1. Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ
huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ
quan, tổ chức: 357.600 đồng;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó
Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy
quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn
trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải
đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính
trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng;
c) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó
tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội
trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng,
Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng;
d) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội;
Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động,
Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng;
đ) Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng
thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi
kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ
chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;
e) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó
đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng;
g) Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân
quân thường trực: 178.800 đồng;
h) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội
trưởng: 149.000 đồng.
2. Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày
có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ
chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng
phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp
chức vụ của tháng đó./.
|
|
Câu hỏi:
Xin hỏi, người lao động thuộc trường hợp
nào thì được xác định là có việc làm?
|
Nghị
định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/5/2020, sửa đổi Nghị định số
28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ 15/7/2020.
Theo
khoản 9 của Nghị định này thì, Người
lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày
mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng
lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những
trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là
ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển
dụng hoặc bổ nhiệm;
- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường
hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao
động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm
dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh
doanh;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm
dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi
trong thông báo có việc làm của người lao động./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, đối với quân nhân dự bị đã xếp
vào đơn vị dự bị động viên, quân nhân dự bị được bổ nhiệm
giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên được hưởng chế
độ phụ cấp như thế nào?
|
Theo
điều 3, Nghị định 79/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/07/2020 của Chính phủ quy định
chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, có hiệu
lực từ ngày 21/08/2020 quy định chế độ phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên như sau:
* Phụ cấp đối
với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
- Mức 160.000
đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên có thời gian
vào đơn vị từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp, dưới 15 ngày
trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.
- Mức 320.000
đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã
xếp vào đơn vị dự bị động viên,
Các đối tượng này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 06
tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 06 tháng thì năm đó
không được hưởng phụ cấp.
* Phụ cấp trách
nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên
Quân nhân dự bị
được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và
tương đương trở lên được hưởng phụ cấp với
điêu kiện thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và
có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý,
quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ
cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.
Mức phu cấp trách nhiệm được quy định như sau:
- Mức 480.000
đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.
- Mức 560.000
đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.
- Mức 640.000
đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.
- Mức 720.000
đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.
- Mức 800.000
đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương
đương.
- Mức 880.000
đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.
- Mức 960.000
đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.
- Mức 1.040.000
đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.
Đối tượng hưởng
phụ cấp quản lý đơn vị dự bị động viên thì thôi hưởng phụ cấp quân nhân dự bị
đã xếp vào đơn vị dự bị động viên./.
|
|
|
|
| |
|