|
Giới thiệu
|
|
|
|
Hệ thống chính trị
|
|
|
|
DANH MỤC
|
|
|
|
THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
|
|
|
|
THÔNG TIN TRA CỨU
|
|
|
| |
|
|
TIN TỨC BẦU CỬ ĐBQH và HĐND
|
|
|
|
Văn bản QPPL về bầu cử ĐBQH và HĐND
|
|
|
|
HỎI ĐÁP VỀ BẦU CỬ ĐBQH và HĐND
|
|
Câu hỏi:
|
Điều 19 và Điều 40 của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
trong việc tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; quyết định
các vấn đề của địa phương trên các lĩnh vực: xây dựng chính quyền, kinh tế, tài
nguyên, môi trường, y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, công tác dân
tộc, tôn giáo và quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đồng
thời, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng
nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng
cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ,
quyền hạn nêu trên, Hội đồng nhân dân
thành phố trực thuộc trung ương còn quyết
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các quận, phường trực thuộc; quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị
trong phạm vi được phân quyền; quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh
tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu
vực và cả nước theo quy định của pháp luật; quyết
định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô
thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhân dân.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
|
Câu hỏi:
|
Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc
hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ chức của Hội
đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 cũng có sự thay đổi so với nhiệm kỳ
2016-2021 về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu và cơ cấu Thường trực
Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000
dân trở xuống được bầu 15 đại biểu (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng cao và
hải đảo có từ 1.000 dân đến 2.000 dân giảm 05 đại biểu).
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên
2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu (giảm 06 đại biểu).
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000
dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân
được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại
biểu).
- Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ
5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500
dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại
biểu).
- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu
(giảm 04 đại biểu).
- Phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được
bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
Về
cơ cấu Thường trực
Hội đồng nhân dân cấp xã, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp xã gồm
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và có thêm các Ủy viên là Trưởng ban của Hội
đồng nhân dân cấp xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt
động chuyên trách.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
|
Câu hỏi:
|
Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc hội thông qua
ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ
chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021
theo hướng giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu và giảm 01 Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 40.000 dân thì cứ thêm 7.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu
(giảm 05 đại biểu).
- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên, thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không
quá 35 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại
biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không
quá 35 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc
hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng
tổng số không quá 40 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng
nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện có thể là đại
biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp
huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
|
Câu hỏi:
|
Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc
hội thông qua ngày 22 ngày 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ chức của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021
về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng cấp phó và cơ cấu của Thường
trực Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Về số lượng đại biểu Hội đồng
nhân dân,
Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu (giảm 10 đại biểu); tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 01 triệu dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu (giảm 10 đại biểu). Thành phố trực thuộc trung ương có
từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 01 triệu dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu (giảm 10 đại biểu). Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh được bầu 95 đại biểu (giảm 10 đại biểu).
- Về cơ cấu Thường
trực Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, trong
cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không có chức danh Chánh Văn phòng Hội
đồng nhân dân.
- Về
số lượng cấp phó: Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
|
Câu hỏi:
|
Hội đồng nhân dân có cơ quan thường trực là Thường trực
Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật
Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Thành viên của
Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân
dân cùng cấp.
Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân
dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình
Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ
trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, ở Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các
đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có cơ quan
tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
|
Câu hỏi:
|
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền miễn trừ khi làm
nhiệm vụ. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám
xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý
của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không
có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng
nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo
cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết
định.
Nguồn: Hội đồng bầu cử quốc
gia
|
Xem tiếp...
|
|
| |