Sáng 24/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về
công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phó
Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch Quốc
hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.
Điểm cầu Nghệ An tham dự hội nghị có đồng chí Lê Hồng
Vinh – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh
đạo các sở, ngành.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội
nghị
Điểm cầu Nghệ An
Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống
pháp luật nước ta tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Giai
đoạn này tập trung thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao
chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung
một cách toàn diện để phù hợp với tình hình mới, nhất là để triển khai thi
hành Hiến pháp năm 2013. Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ đề xuất đã thể hiện rõ thứ tự ưu tiên đối
với một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt để tập trung nguồn lực thực
hiện.
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã ban hành: 112 văn bản (71 luật,
02 pháp lệnh, 22 nghị quyết của Quốc hội, 17 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội); Chính phủ ban hành 745 nghị định, tăng 24 nghị định so với
giai đoạn 2011 - 2015 (721 văn bản), Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 quyết
định giảm 129 quyết định so với giai đoạn 2011 - 2015 (361 văn bản). Các bộ, cơ
quan ngang bộ ban hành 2422 thông tư, 110 thông tư liên tịch giảm 201 văn bản
so với giai đoạn 2011 - 2015 (2733 văn bản). Ở địa phương ban hành tổng số
92.799 văn bản gồm: 16.341 văn bản cấp tỉnh tăng 2.552 văn bản so với giai đoạn
2011 - 2015 (13.789 văn bản), 12.427 văn bản cấp huyện giảm 18.320 văn bản so với
giai đoạn 2011 - 2015 (30.747 văn bản), 64.031 văn bản cấp xã giảm 131.083 văn
bản so với giai đoạn 2011-2015 (195.114 văn bản).
Kết quả nêu trên cho thấy công tác xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật giai đoạn 2016 - 2020 chuyển dần theo hướng chỉnh tinh hệ
thống pháp luật, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các luật, pháp lệnh, nghị
định đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Riêng đối với văn bản quy
phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tăng so với giai đoạn
trước cho thấy trách nhiệm, vai trò của các tư lệnh ngành được đề cao theo sự
phân cấp trong quản lý chỉ đạo, điều hành đối với ngành, lĩnh vực. Văn bản của
chính quyền địa phương giảm, đặc biệt cấp huyện, cấp xã giảm rõ rệt, các cấp
này tập trung vào việc triển khai tổ chức thi hành pháp luật.
Tính công khai, minh bạch của hệ
thống pháp luật từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng pháp luật đã được
đổi mới. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho
cả Trung ương và địa phương, từng bước nâng cao tính công khai, minh bạch trong
xây dựng chính sách, pháp luật; vai trò tham gia của xã hội vào quy trình xây
dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước được quy định cụ thể; pháp luật về hợp
nhất, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp
luật đơn giản, rõ ràng, dễ tra cứu, tiếp cận, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật.
Công tác thi hành pháp luật đã
được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những thành
quả bước đầu. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới, tiến bộ
hơn, bước đầu áp dụng khoa học công nghệ vào công tác truyền thông để đưa pháp
luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Vai trò của
pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà
nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao. Việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham
nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý
nghiêm sai phạm, có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong Đảng và bộ máy nhà nước, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng,
Nhà nước, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp ngày càng được mở
rộng, từng bước đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực hơn cho công cuộc xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính,
góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật vẫn còn
cồng kềnh, một số nội dung còn có sự mâu thuẫn. Tính dự báo, khả thi của hệ
thống pháp luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tình trạng nợ văn bản chưa
được khắc phục triệt để. Một số văn bản bàn hành trái quy định pháp luật.
Công tác thi hành pháp luật tuy đã được quan tâm,
nhưng vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh, đồng bộ để thực hiện hiệu quả; chế tài pháp
lý chưa thực sự nghiêm khắc; tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không khả thi, chưa phù hợp thực
tiễn gây bức xúc dư luận vẫn còn tồn tại ở một số bộ, ngành và địa phương. Ý
thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và Nhân dân chưa cao…
Tại hội nghị, đại biểu đã được nghe lãnh đạo Uỷ ban pháp
luật của Quốc hội tham luận về công tác lập
dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và thẩm tra, chỉnh lý các dự án
luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lãnh đạo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham luận về việc thực hiện phản biện
xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật và công tác thi hành pháp luật. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng đã tham luận một số vấn đề về công tác phối
hợp trong xây dựng pháp luật và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác này trong thời gian tới. Lãnh đạo các địa phương chia sẻ về thực trạng
và giải pháp trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật trên địa bàn mình…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Một quốc gia thành công hay không
thành công là một quốc gia có thể chế pháp luật, do đó cần nhận thức đúng đắn
về vấn đề này để thực hiện; phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng thể
chế pháp luật để có hệ thống pháp luật phát triển theo đường lối của Đảng và
Nhà nước của chúng ta.
Trong nhiều nhiệm kỳ và nhất là là
nhiệm kỳ vừa rồi, Quốc hội và Chính phủ đã xem công tác cải cách thể chế là
khâu đột phá, là nhiệm vụ trung tâm để dành nhiều thời gian tập trung xây dựng.
Cơ bản thống nhất với báo cáo Tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật và thi hành pháp luật giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ Tư pháp trình
bày, Thủ tướng Chính phủ khẳng định những kết đạt được đã đóng góp quan trọng
vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thay mặc Chính phủ, Thủ
tướng Nguyễn Xuân phúc ghi nhận, biểu dương các Bộ ngành, địa phương trong công
tác xây dựng hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật nhiệm kỳ qua, nhất là
ngành tư pháp mà trong đó với vai trò “Nhạc trưởng” Bộ Tư pháp đã làm tốt công
tác tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực này.
Điểm qua những hạn chế, tồn tại cần
phải khắc phục, sửa chữa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương cần bám sát các định hướng về xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, cần
phải thực hiện đúng quy định của Luật ban hành văn bản QPPL, thực hiện đúng kỷ
cương trong xây dựng pháp luật; quy trình và mức độ ưu tiên đảm bảo chất lượng,
không hình thức. Các bộ, ngành, cơ quan cần phải phối hợp có chặt chẽ, có chất
lượng trong việc lấy ý kiến để hoàn văn bản luật.
Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần tiếp
tục phát huy vai trò “Người gác cổng”, “Nhạc trưởng” trong việc xây dựng hệ
thống pháp luật và thi hành pháp luật.
Các bộ ngàng cần kiên quyết chấm dứt
tình trạng nợ đọng văn bản; chống lợi ích nhóm, chống tham nhũng trong xây dựng
chính sách pháp luật…
Phan Quỳnh
|