Nghệ An triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030
Ngày 17/01, UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch số 44/KH-UBND thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực đến năm 2030 của tỉnh.
Kế hoạch được ban hành nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc
gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được ban hành kèm theo Nghị
quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ phù hợp với tình hình của địa
phương, từng cơ quan, đơn vị. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần
xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh yêu cầu công tác phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực phải
đảm bảo thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm và đạt được các mục tiêu của
Chiến lược đề ra. Các cấp, các ngành trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị mình tổ chức, triển khai đồng bộ và thực hiện tốt các nhiệm vụ,
giải pháp của Chiến lược. Quá trình thực hiện đảm bảo gắn kết đồng bộ, chặt chẽ
giữa thực hiện Chiến lược với việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Nghệ An.
Để thực hiện mục tiêu, UBND tỉnh đề ra, các cơ quan, đơn vị
tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt nội dung của Chiến lược đến cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động của đơn vị mình và Nhân dân bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp
với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
Cùng với đó, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ hoàn thiện
chính
sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án phải kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Khuyến khích
và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện
đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực nhà
nước,
kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc
kê khai tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định; đề cao
trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, đơn vị
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời đối với
vi phạm của cán bộ công chức, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ,
vi phạm về đạo đức, lối sống.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội
ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có chính sách đãi ngộ
hợp lý đảm bảo cho những người làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
yên tâm công tác, vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác, cần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội
trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
PQ (tổng hợp)